img

congtyndpvn@gmail.com

img

0972042223

 

Chi tiết tin

img

Ruồi vàng hiện đang là mối quan tâm lớn nhất của nông dân đặc biệt là nông dân trông cây ăn trái. Khi mùa quả chín là lúc thu hút nhiều ruồi vàng về vườn. Sau đây đây là bài viết chi tiết hơn về loài côn trùng này mà NDP muốn giới thiệu đến các bạn.

1.   Tập tính của ruồi vàng gây hại lên cây trồng:

Ruồi vàng (hay còn gọi là ruồi đục trái) có tên khoa học: Bactrocera cucurbitae, họ Tephrididae, bộ Diptera.

·       Đặc điểm hình thái:

Ruồi trưởng thành: có kích thước khoảng từ 5-7mm sải cánh rộng khoảng từ 10-13mm. Thân có màu nâu đỏ với những mảng vàng, nhiều vệt đen. Đầu tựa hình bán cầu, phía sau đầu có nhiều lông tơ nhỏ. Ba đôi chân có màu nâu đỏ xen lẫn màu vàng. Ruồi cái lớn hơn ruồi đực và có thể phân biệt dễ dàng bởi ống đẻ trứng nhọn dài ở đuôi ruồi vàng cái.

Trứng ruồi vàng: có hình dạng như hạt gạo, dài khoảng 1 mm, có màu trắng sữa. Trứng sắp nở chuyển sang màu vàng nhạt.

Ấu trùng (dòi): khi mới nở dài khoảng 1.5 mm, miệng có móc đen cứng, màu vàng nhạt. Khi phát triển đầy đủ dài khoảng 6 – 8 mm.

Nhộng: Có hình trứng dài khoảng 5-7 mm, lúc đầu có màu vàng nâu, khi sắp vũ hóa có màu nâu đỏ.

·       Vòng đời của ruồi vàng:

 

Vòng đời ruồi vàng có thể hoàn thành trong khoảng 4 tuần trong điều kiện ẩm ướt, và có tới 6 thế hệ mỗi năm. Trong điều kiện thời tiết mát mẻ hơn, vòng đời ruồi vàng có thể mất đến 6 tháng để hoàn thành. Vì vậy tác hại của ruồi vàng trên cây ăn trái nặng nề nhất vào mùa hè. Nhưng quá trình gây hại của ruồi vàng kéo dài từ mùa xuân cho hết mùa thu.

Ruồi trưởng thành hoạt động vào ban ngày, thường là sáng sớm và chiều tối. Một con ruồi vàng cái có thể đẻ từ 150–200 trứng trong suốt vòng đời của mình.

2.   Tác hại của ruồi vàng lên cây ăn trái:

Alcohol là một phần lượng đường được chuyển hóa (lên men) khi trái cây chín, đây là loại thức ăn khoái khẩu của ruồi vàng. Đó là lý do giải thích vì sao loài ruồi này thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch. Và tác hại của ruồi vàng lên trái cây cụ thể như sau:

·       Mùa sinh sản của ruồi cũng cùng lúc với mùa trái chín, lúc này ruồi vàng dùng ống đẻ trứng của mình chích sâu vào bên trong quả và đẻ trứng vào trong đấy. Mỗi lần chích, ruồi vàng có thể đẻ từ 5-10 trứng trong cùng một lỗ. Thông thường những quả bắt đầu chín là thời điểm lý tưởng để ruồi vàng đẻ trứng, mục đích là khi ấu trùng nở ra có thể dễ dàng tìm thức ăn.

·       Ấu trùng khi nở từ trứng ra sẽ chui vào bên trong quả để ăn cùi, thịt quả. Đến trưởng thành, chúng đục lỗ trên vỏ quả và chui ra, nhảy hoặc rơi xuống đất và trở thành nhộng trong đất.

·       Nhộng trú ẩn bên trong đất đến khi hoàn thành quá trình phát triển.  Ruồi trưởng thành phá bỏ vỏ nhộng và chui lên mặt đất và bắt đầu một thế hệ mới. Vì vậy nếu không tiêu diệt kịp thời, chúng sẽ tiếp tục đẻ trứng. Khi đó tác hại của ruồi vàng lên cây ăn quả sẽ ngày càng nặng nề hơn, vì mật độ của chúng đã được nhân lên rất nhiều.

3.   Dấu hiệu nhân biết ruồi vàng gây hại lên cây ăn trái

Cách tốt nhất để hạn chế thiệt hại do ruồi vàng gây ra cho cây ăn quả, chúng ta cần nắm rõ những dấu hiệu xuất hiện của ruồi vàng trước khi chúng gây hại, để phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

·       Sau khi ruồi vàng dùng ống đẻ trứng chích vào quả sẽ để lại những chấm đen rất nhỏ và rất khó phát hiện. Sau một thời gian những chấm đen này sẽ chuyển snag màu vàng, nâu, mềm, ứ nhựa (có mủ). Tại những điểm chích, các loại nấm gây hại dễ dàng xâm nhập và gây hại cho quả.

·       Sau khi ấu trùng nở, chúng di chuyển sâu vào quả và ăn cùi quả. Song với đó là sự xâm nhập của các nấm bệnh từ bên ngoài làm cho quả nhanh chóng bị thối nhũng và rụng.

·       Quả sau khi bị ruồi vàng chích dễ bị biến dạng  có thể là cong vẹo, méo mó hoặc rụng hàng loạt. Đôi khi chúng ta chỉ phát hiện ra sự xâm nhập của chúng khi bổ quả ra ăn và bên trong đó có nhiều dòi đang cắn phá, di chuyển bên trong quả.

4.   Những cách kiểm soát ruồi vàng hiện nay:

Kiểm soát ruồi vàng trước khi chúng xâm nhập và gây ra những thiệt hại lớn nhỏ cho người nông dân ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Sau đây NDP xin giới thiệu đến các bạn những cách kiểm soát ruồi vàng phổ biến hiện nay:

Cách 1: Dùng bẫy dẫn dụ để diệt ruồi vàng

Để áp dụng cách này, chúng ta cần thiết kế những chiếc bẫy bằng chai nhựa. đặt bên trong chai là dung dịch hấp dẫn ruồi vàng để chúng bị dẫn dụ vào trong và không thoát ra được.

Đây là cách có thể tiêu diệt ruồi trưởng thành nhưng lại dẫn ruồi về vườn nhiều hơn. Khi số lượng ruồi tăng lên sẽ gây ra tình trạng khó kiểm soát. Song đó lượng ấu trùng và nhộng ruồi vàng sẽ tiếp tục hoàn thành vòng đời còn lại của chúng và lại sinh sản những thế hệ mới.

Cách 2: Phun mắm tôm và treo mắm tôm ở các góc vườn

Mắm tôm là khắc tinh của ruồi vàng, vì thế việc treo mắm tôm trong vườn sẽ hạn chế một phần ruồi vàng bay đến vườn, nhưng cách này lại gây mùi khó chịu. Rất có thể sẽ bị mọi người xung quanh phản đối.

Cách 3: Sử dụng thuốc hóa học để tiêu diệt ruồi vàng

Đây là cách mang lại hiệu quả nhanh nhất nhưng lại rất độc hại. Có thể ảnh hưởng đến chất lượng nông sản cũng như sức khỏe người làm vườn và những người dân sinh sống gần vườn cây ăn quả.

 

img